Nhưng lưu ý cấp thiết khi đặt bình chữa cháy trên ô tô
Quy định của nhà nước về bình chữa cháy trên ô tô
Theo Thông tư 57/2015/TT-BCA của Bộ Công an, từ ngày 6/1/2016, các xe ô tô 4 - 9 chỗ ngồi bắt buộc phải trang bị ít nhất một bình cứu hỏa trên xe.
Việc chuẩn bị một bình chữa cháy trong ô tô là điều bắt buộc, tuy nhiên, lựa chọn và bảo quản bình như thế nào vẫn là điều mà có khá nhiều người chưa biết.
Theo Thông tư 57/2015/TT-BCA của Bộ Công an, từ ngày 6/1/2016, các xe ô tô 4 - 9 chỗ ngồi bắt buộc phải trang bị ít nhất một bình cứu hỏa trên xe.
Thông tư 57/2015/TT-BCA của Bộ Công an, phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được bố trí tại nơi dễ thấy, dễ lấy để sử dụng khi chữa cháy, nhưng không ảnh hưởng tới thao tác, tầm nhìn của người lái, an toàn của người đi trên xe.
Theo đó, bình cứu hỏa phải thuộc một trong các dạng sau: bình chữa cháy dạng bột, bình chữa cháy dạng bọt, bình nước pha phụ gia hoặc bình CO2.
Cách chọn lựa bình chữa cháy trên ô tô
Để chọn được loại bình phù hợp, trước hết, tay lái nên hiểu rõ về tính năng sử dụng và đặc điểm của từng loại bình. Theo đó, các cơ quan phòng cháy chữa cháy của Mỹ đã chia các vụ hỏa hoạn ra thành nhiều loại khác nhau tùy theo thành phần các chất gây cháy.
Loại A là những vụ hỏa hoạn do các chất có thành phần tự nhiên như gỗ, vải, giấy… gây ra. Trong khi đó các chất cháy loại B gồm: xăng dầu, nhựa plastic. Còn loại C là các vụ cháy do cầu chì, thiết bị điện tử chập nổ tạo thành…
Như vậy, đối với nguyên nhân cháy nổ ở xe hơi thường do xăng dầu và chập điện sẽ phải cần tới bình cứu hỏa loại B và loại C.
Trong 4 loại bình cứu hỏa nêu trên, chỉ có bình dạng bột và bình CO2 là có thể dập tắt được cùng lúc đám cháy loại B và loại C. Bình dạng bọt và bình nước phụ gia không phải lựa chọn tốt đối với xe hơi. Mọi tay lái cũng cần lưu ý rằng, các hóa chất loại bình bột khô có tính ăn mòn, không nên dùng để xịt vào các vị trí có thiết bị điện tử. Còn loại bình CO2 khi xịt nhanh hết hơn loại bình bột có cùng dung tích, dễ gây ngạt trong không gian chật hẹp.
Hầu hết các bình cứu hỏa dành cho ô tô đều có khuyến cáo đặt ở nơi thoáng mát, nhiệt độ không quá 50 - 55 độ C, cần tránh không đặt bình ở những nơi ánh nắng chiếu trực tiếp, như gần bảng táp-lô, trên ghế, cột A..., bởi vào mùa hè khi nhiệt độ lên cao sẽ làm tăng nguy cơ nổ bình cứu hỏa.
Vị trí tốt nhất đặt thiết bị PCCC này được ưu tiên là ở dưới gầm ghế, dưới chân ghế hành khách phía trước, hoặc hộc để đồ trên cánh cửa. Quan trọng nhất vẫn là phải đặt bình chữa cháy ở vị trí gần với người lái để thuận tiện khi có sự cố xảy ra, tuyệt đối không để bình chữa cháy trong tầm tay trẻ nhỏ.
Cách bảo quản bình chữa cháy trên ô tô
Các gia đình có trẻ nhỏ cũng nên chú ý đặt vị trí bình chữa cháy sao cho thuận tiện, không chiếm diện tích và phải cách xa tầm với của trẻ em.
Cả 2 loại bình bột khô và bình CO2 đều phải kiểm tra định kỳ van áp suất, chốt hãm, đai ốc. Sau 5 năm, phải kiểm tra mức chịu áp suất của vỏ bình. nếu bạn còn băn khoăn điều gì hãy liên hệ tới PCCC Phú Hưng để được tư vấn nhé !